Đánh giá Vương_Kiệt_(nhà_Thanh)

Kiệt có hình thể trung bình, tính cách hòa ái thân thiện, nhưng giữ vững cương chánh; ông phục vụ 2 đời hoàng đế, nhờ trung trực mà được tin cậy. Vào lúc Kiệt mới trí sĩ, còn chưa về quê, thì gặp sự kiện Trần Đức tấn công ngự giá trong Tử Cấm thành; ông vội vàng vào gặp Gia Khánh Đế, nói rằng: “Đức là tên đầu bếp hèn kém, sao dám nuôi chí mưu nghịch? Đây hẳn là có kẻ sai khiến hắn bắt chước Trương Sai đời Minh [lower-alpha 3], hòng thanh trừ nỗi lo về những kẻ chống đối.” Đến năm thứ 18 (1813), khởi nghĩa Thiên Lý giáo của bọn Lâm Thanh nổ ra, Gia Khánh Đế nhớ lời Kiệt, riêng ban lễ vật để cúng tế ông.[1]

Vào lúc đưa tiễn Kiệt, Gia Khánh Đế ban 2 chương Ngự chế thi, có câu: 直道一身立廊庙, 清风两袖返韩城 (Hán Việt: trực đạo nhất thân lập lang miếu, thanh phong lưỡng tụ phản Hàn Thành). Sử cũ cho biết người đương thời bàn rằng: như thế là đủ nói lên trọn vẹn cuộc đời của Kiệt.[1]